Nên sử dụng Chiller gió giải nhiệt hay chiller nước giải nhiệt

Nên sử dụng Chiller gió giải nhiệt hay chiller nước giải nhiệt
Cập nhật : 18-11-2020, 3:02 pm - Lượt xem : 2702

Chiller gió giải nhiệt và nước giải nhiệt là 2 loại máy làm lạnh nước được sử dụng phổ biến trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện nay. Về bản chất thì cả hai hệ thống này đều hoạt động dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt giữa nước và không khí: truyền nhiệt và bay hơi. Đều áp dụng nguyên lý làm lạnh cưỡng bức bằng gas. Vậy sự khác nhau cơ bản giữa 2 loại chiller này là gì? Nên sử dụng máy làm lạnh nước loại nào?

Máy làm lạnh nước nước giải nhiẹt
Máy làm lạnh nước nước giải nhiệt
Chiller gió giải nhiệt
Chiller gió giải nhiệt

Sự khác nhau giữa chiller giải nhiệt gió và chiller giải nhiệt nước

  Chiller giải nhiệt gió Chiller giải nhiệt nước
Về mặt cấu tạo Chiller giải nhiệt gió không sử dụng tháp giải nhiệt mà dùng quạt hút cưỡng bức để giải nhiệt.

Chiller giải nhiệt nước tạo ra nước ở nhiệt độ khoảng 8 độ C, nước mát được bơm theo các đường ống đến CRAH đặt bên trong phòng.

Cấu tạo của Chiller giải nhiệt nước: gồm 4 bộ phận máy nén, dàn nóng, dàn lạnh, tủ điều khiển.

Về nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động: làm lạnh cưỡng bức bằng gas.

Chiller giải nhiệt gió thực hiện trao đổi nhiệt để làm lạnh trực tiếp từ gas nóng sản sinh ra dòng áp suất cao so với không khí. Từ đó giúp loại bỏ các lượng nhiệt độ dư thừa trong nước.

Chiller giải nhiệt nước hoạt động dựa trên các nguyên lý nhiệt học, áp dụng sự chuyển đổi lý tính trạng thái vật chất.

Như vậy, chất rắn khi chuyển sang trạng thái lỏng hoặc khí sẽ có tính chất thu nhiệt.

Về công suất Chỉ nên sử dụng ở những công trình yêu cầu công suất nhỏ. Hiệu suất làm lạnh của nó kém hơn chiller giải nhiệt nước rất nhiều, chỉ bằng 70% hiệu suất làm lạnh. Phải bảo dưỡng định kỳ.

Công suất hoạt động của chiller giải nhiệt nước rất lớn, thường dao động từ 5 ton đến trên 1000 ton.

Thường được sử dụng ở các công trình lớn có tầm cỡ.

Nên sử dụng máy làm lạnh nước gió giải nhiệt hay nước giải nhiệt?

Từ những so sánh ở trên, có thể thấy các doanh nghiệp lớn nên đầu tư vào chiller giải nhiệt nước hơn là chiller giải nhiệt gió. Bởi những lý do sau đây:

+ Công suất lớn : Từ 5Ton lên đến hàng ngàn Ton.

+ Hệ thống gọn nhẹ có thể bố trí lắp đặt trong các tòa nhà công sở, cao tầng… mà không chiếm nhiều diện tích.

+ Hệ thống hoạt động bền bỉ, tuổi thọ lâu dài.

+ Được thiết kế nhiều cấp giảm tải, vì vậy có thể điều chỉnh được phụ tải để điều chỉnh công suất, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Thường thì mỗi máy có từ 3 đến 5 cấp giảm tải.

+ Phù hợp với nhiều công trình lớn như các nhà xưởng, trung tâm mua sắm, bệnh viện,....

Đối với các công trình nhỏ hoặc ở những vùng nước nhiễm phèn nên sử dụng Chiller giải nhiệt gió để đạt được hiệu quả tốt nhất

Bài viết Liên Quan