Cấu tạo và Sơ đồ Nguyên lý hoạt động của Máy Nén Khí Trục Vít Ngâm Dầu

Cấu tạo và Sơ đồ Nguyên lý hoạt động của Máy Nén Khí Trục Vít Ngâm Dầu
Cập nhật : 27-08-2021, 11:14 am - Lượt xem : 4912

Nguyên lý hoạt động máy nén khí trục vít ngâm dầu 

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít ngâm dầu

Máy nén khí trụ vít tạo ra khí nén áp lực cao bằng cặp trục vít quay với vận tốc lớn. Không khí được hút qua cửa hút vào trong buồng nén và được nén lênh áp suất cao nhờ sự thay đổi thể tích của cặp trục vít. Giữa cặp trục vít là khe hở nhỏ dần để ép không khí từ thể tích lớn có áp lực thấp sang thể tích nhỏ có áp lực cao.

Cấu tạo máy nén khí trục vít ngâm dầu 

1. Van cổ hút 

Van cổ hút là van dùng để điều chỉnh lưu lượng hút vào trong máy nén khí bằng cách đóng hoặc mở lá van.

Có 2 loại điều khiển van hút:

  • Van hút điều khiển theo chế độ chạy tải/không tải
  • Van hút điều khiển theo chế độ điều tiết ( modulation valve)

+ Máy nén khí chạy ở chế độ tải/không tải: Van hút sẽ mở hoàn toàn khi máy nén khí chạy ở chế độ có tải, hoặc đóng hoàn toàn khi máy nén khí chạy ở chế độ không tải.

+ Máy nén khí chạy với van kiểu điều tiết: Van hút có thể mở từ mức 0% đến 100% rất linh hoạt đồng nghĩa với việc máy nén khí sẽ hoạt động ở các mức lưu lượng khác nhau tùy vào nhu cầu. Do đó cũng sẽ tiết kiệm được điện năng tiêu thụ.

+ Cơ chế hoạt động của van hút: Chức năng của van hút là đóng hoặc mở việc khí tươi cho buồng nén.

Khi máy nén khí chạy ở chế độ có tải sẽ luôn có một lượng khí nhỏ được hút thông qua một lỗ tắt. Lượng khí này được dung để điều khiển áp suất yêu cầu. Áp suất này thông thường là từ 1.5 bar đến 3.5 bar. Đây là áp suất bên trong máy nén khí khi nó chạy không tải và van hút đóng hoàn toàn. Để giữ áp suất này không đổi, một lượng khí tương tự được hút vào trong van xả không tải.

Khi máy nén khí chạy ở chế độ có tải: Van điện từ được mở, van xả tải được đóng và khí nén đẩy cửa hút, cùng lúc đố sẽ đẩy van không tải. Điều này ngăn việc khí nén bị xì liên tục.

+ Sự cố thường gặp của van cổ hút và cách xử lý: Trong van cổ hút có một lò xo, theo thời gian dóng mở liên tục lò xo này sẽ giảm tính đàn hồi và không mở được dẫn đến việc máy không hút được khí và không lên áp suất. Vì vậy khi xảy ra sự cố này chúng ta cần thay thế lò xo này. Ngoài ra màng van cửa hút cũng có thể bị rách, khi đó khí luôn được hút vào dẫn tới việc nổ van an toàn. Khi đó cần thay thế màng van này. Nhiều trường hợp van xả không tải bị kẹt , khi đó cần vệ sinh van này.

2. Cụm đầu nén 

Hay buồng nén là bộ phận quan trọng nhất của máy nén khí và cũng là bộ phận đắt tiền nhất của máy nén khí.

+ Cấu tạo buồng nén: Bao gồm cặp trục vít trong đó trục chính được nối với motor thông qua bánh răng gia tốc hoặc khớp nối mềm. Trục phụ được ghép song song với trục chính và tạo ra khe hở giúp khí được nén lên áp suất cao khi hoạt động.

+ Nguyên lý hoạt động: Khi motor quay kéo theo trục chính quay thông qua bánh răng gia tốc hoặc khớp nối, kéo theo trục phụ quay theo và hút khí vào buồng nén. Giữ hai trục vít có một khoảng hở nhất định và được làm kín bởi dầu bôi trơn tạo thành các rãnh nén. Kết quả là khí được thay đổi thể tích với áp lực cao được sinh ra.

 

+ Các lỗi thường gặp của đầu nén:

  • Bó trục vít hay kẹt trục vít: Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do dầu bị cô đặc tạo thành keo dầu ( do lâu ngày ko thay dầu hoặc thay dầu ko đúng chủng loại, dầu chất lượng kém ) giống như nhựa đường nên trục vít ko thể quay được nữa. Nếu cố chạy có thể gây cháy motor. Lúc này cần tẩy sạch keo dầu và hệ thống ống dẫn dầu mới có thể hoạt động trở lại.
  • Máy chạy có tiếng động bất thường: Khi máy hoạt động trong thời gian dài ( thường là trên 5 năm ) chất lượng vòng bi không còn được như ban đầu, dẫn tới việc vòng bi bị hỏng gây ra tiếng ồn bất thường. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây hỏng cặp trục vít, lúc đó gần như ko thể sửa chữa mà phải thay đầu nén mới.

Vi vậy nên thay vòng bi định kỳ 5 năm một lần để tránh tình trạng trên.

3. Van một chiều (Van chặn đầu)

Nguyên lý hoạt động: Van một chiều dầu ( van chặn dầu ) giống như một lối tắt và được điều khiển bởi áp suất tại thời điểm đó thắng được lực lò xo để van đóng lại nhằm ngăn dầu tràn từ cụm nén ra lọc dầu và bình dầu.

+ Các lỗi thường gặp: Van chặn không mở: Lúc này dầu sẽ ko thể quay về làm mát và bôi trơn vòng bi dẫn tới tình trạng nóng đột ngột và máy dừng. Lúc này cần tháo van ra kiểm tra nếu hỏng thì cần thay thế ngay.

4. Bình chứa dầu

Bình chứa dầu có tác dụng chứa dầu từ tách dầu hồi về và cung cấp cho đầu nén để bôi trơn và làm mát vòng bi.

5. Tách dầu 

Tách dầu có tác dụng giữ lại dầu từ hỗn hợp dầu và khí nén lại bình dầu. nếu tách dầu bị hỏng thì dầu sẽ bị thoát ra ngoài cùng với khí nén dẫn tới tình trạng thiếu dầu. tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nóng máy dẫn tới dừng máy. Cần thay thế tách dầu và bổ sung dầu ngay để máy hoạt động bình thường. Thông thường thời gian cần thay tách dầu là 3000-6000h giờ chạy máy.

6. Dây dẫn dầu 

7. Van áp suất tối thiểu

 

8. Van hằng nhiệt

Nguyên lý hoạt động cảu van hằng nhiệt: khi nhiệt độ dầu từ tách dầu ra sẽ đi qua van hằng nhiệt, nếu nhiệt độ dầu dưới 70 độ C thì van sẽ đóng và dầu sẽ qua lọc dầu và hồi về đầu nén. Nếu nhiệt độ trên 7 độ C thì van sẽ mở để dầu đi lên két giải nhiệt làm mát và qua lọc dầu để về làm mát đầu nén.

9.Lọc dầu

Lọc dầu có tác dụng lọc hết cặn bẩn trước khi dầu được hồi về đầu nén. Khi lọc dầu bị hỏng hoặc tắc ( thời gian thường là 1000h-3000h ) thì cần thay lọc dầu ngay tránh tình trạng dầu không hồi được về đầu nén.

10. Dàn giải nhiệt khí (Hoặc giải nhiệt nước)

 11. Dàn giải nhiệt dầu (Hoặc giải nhiệt nước)

Két giải nhiệt dầu có tác dụng làm mát dầu trước khi hồi về làm mát đầu nén. Nếu két dầu quá bẩn không giải nhiệt được dầu thì máy sẽ báo lỗi nhiệt độ cao. Cần vệ sinh két sạch để tang khả năng trao đổi nhiệt. Trường hợp két bị tắc do cặn dầu lâu ngày tích tụ thì cần sử dụng hóa chất để tẩy keo dầu.

12. Bẫy nước

Bẫy nước có tác dụng tách một phần nước ra khởi khí nén trước khi vào hệ thống

13. Động cơ và khớp nối

14. Van điện từ

Van điện từ có tác dụng đóng mở các van như: van cổ hút, van khí điều khiển…

Khi van điện từ bị hỏng cách khắc phục duy nhất là thay van điện từ mới

15. Van xả không tải 

Van xả không tải có tác dụng duy trì áp lực trong buồng nén khi máy nén khí chạy không tải đồng thời xả khí khi máy hoạt động có tải.

16. Quạt làm mát

Quạt làm mát có tác dụng tạo ra luồng gió thổi qua két  giải nhiệt làm giảm nhiệt độ dầu hoặc khí nén đi bên trong két.

Lỗi duy nhất gặp phải trong hoạt động của quạt làm mát là cháy motor, khi đó cần quấn lại motor hoặc thay motor mới.

17. Van an toàn

Van an toàn có tác dụng xả khí trong bình dầu ra ngoài khi khí nén vượt quá mức cài đặt.Tình trạng này xảy ra khi tách dầu bị tắc do lâu ngày không được thay thế. Cũng có trường hợp van an toàn bị hỏng, khí xả liên tục, lúc này cần thay van an toàn mới.

18. Cảm biến áp suất 

Cảm biến áp suất có tác dụng đưa tín hiệu áp suất đầu ra về bộ điều khiển trung tâm. Khi áp suất trả về là mức cài đặt trên thì máy sẽ tự động chuyển về chế độ chạy không tải. Khi tín hiệu áp suất trả về là mức cài đặt dưới thì máy sẽ tự động đóng tải mở van hút để bắt đầu quá trình nén. Thông thường thông số cài đặt on/of sẽ là 6/8 bar.

Khi tín hiệu áp suất trả về không chính xác cần thay cảm biến mới.

19. Cảm biến quá tải 

Cảm biến quá tải là cảm biến dòng điện hoạt động của motor. Trong một số trường hợp đầu nén bị kẹt cũng gây ra hiện tượng quá tải.

20. Bộ lọc khí 

Bộ lọc khí có tác dụng lọc khí đầu vào buồng nén, tránh bụi băm hút vào buông nén lâu ngày sẽ ăn mồn trục vít.

 21. Bộ điều khiển trung tâm

Tất cả các thông số hoạt động và cài đặt của máy nén khí sẽ được hiển thị trên màn hình trung tâm. Khi cần cài đặt lại thông số áp suất, nhiệt độ, thời gian làm việc đều thao tác trên màn hình này.

Bài viết Liên Quan